Việt Nam ước tính có gần 1.300 người sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên vào năm 2027, cao thứ 2 ĐNA

Số lượng người sở hữu tài sản có giá trị từ 30 triệu USD trở lên tại Việt Nam vào năm 2027 ước tính cao thứ hai Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore.

Vừa qua, công ty tư vấn bất động sản toàn cầu có trụ sở tại Anh – Knight Frank đã công bố Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report), trong đó có dữ liệu về số lượng người giàu (HNWI – những người sở hữu tài sản có giá trị từ 1 triệu USD trở lên) và số lượng người siêu giàu (UHNWI – những cá nhân sở hữu tài sản có giá trị từ 30 triệu USD trở lên) tại Việt Nam.

Theo đó, Knight Frank cho biết số lượng người giàu tại Việt Nam vào năm 2022 là 69.994 người, giảm so với con số 70.027 người vào năm 2021, song tăng so với mức 40.971 người vào năm 2017. Knight Frank cũng dự báo số lượng người giàu tại Việt Nam tính đến năm 2027 sẽ đạt 112.252 người.

Trong khi số, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam trong năm 2022 là 1.059 người, giảm so với mức 1.196 người trong năm 2021, song cũng tăng so với mức 583 người trong năm 2017. Knight Frank ước tính đến năm 2027, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam sẽ đạt mức 1.295 người.

Số lượng người giàu và siêu giàu tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2027. (Nguồn: Knight Frank – Doanh Chính tổng hợp).

Số lượng người giàu và siêu giàu tại Việt Nam tính đến năm 2027, theo ước tính của Knight Frank, nhiều hơn hai quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á là Philippines và Indonesia. Cụ thể, số lượng người giàu và siêu giàu tại Indonesia tính đến năm 2027 ước đạt 56.436 người và 651 người, trong khi con số tương tự tại Philippines là 42.715 người và 493 người.

Mặt khác, con số người giàu ước tính tại Việt Nam tới năm 2027 lại kém so với hai quốc gia khác tại Đông Nam Á, song số người siêu giàu ước tính lại nhiều hơn, gồm Malaysia và Thái Lan. Theo đó, số lượng người giàu và siêu giàu tại Malaysia tính đến năm 2027 ước đạt lần lượt là 164.839 người và 1.044 người, tại Thái Lan là 158.977 người và 1.007 người.

Số lượng người giàu và siêu giàu tại các quốc gia Đông Nam Á ước tính vào năm 2027. (Nguồn: Knight Frank – Doanh Chính tổng hợp).

Chỉ duy nhất Singapore là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có số lượng người giàu và siêu giàu ước tính vượt trội so với phần còn lại của khu vực, với số lượng người giàu ước tính vào năm 2027 là 815.699 người, còn số lượng người siêu giàu ước đạt 5.293 người.

Trên phạm vi toàn cầu, toàn thế giới có hơn 69,5 triệu người thuộc nhóm người giàu tính đến năm 2022, tăng lên so với mức 67,5 triệu người một năm trước đó. Knight Frank ước tính đến năm 2027, số lượng người giàu trên toàn cầu đạt mức hơn 109 triệu người.

Số lượng người giàu và siêu giàu trên toàn cầu giai đoạn 2017 – 2027. (Nguồn: Knight Frank – Doanh Chính tổng hợp).

Đối với nhóm siêu giàu, toàn thế giới có khoảng 579.625 người thuộc nhóm siêu giàu trong năm 2022, giảm xuống so với mức 602.553 người trong năm 2022. Knight Frank ước tính vào năm 2027, số lượng người siêu giàu trên toàn cầu có thể đạt mức 744.812 người.

Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người giàu nhiều nhất thế giới vào năm 2022, với tổng cộng hơn 36,8 triệu người. Xếp ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Trung Quốc đạt lục (hơn 20,8 triệu người), Đức (hơn 4,9 triệu người), Canada (hơn 4,7 triệu người) và Pháp (hơn 4,5 triệu người).

Tương tự, Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người siêu giàu nhiều nhất thế giới vào năm ngoái với 253.354 người. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Trung Quốc đại lục (131.855 người), Canada (hơn 32.000 người), Đức (hơn 30.000 người) và Pháp (hơn 27.000 người).

Top 5 quốc gia có số lượng người giàu nhiều nhất thế giới giai đoạn 2017 – 2027. (Nguồn: Knight Frank – Doanh Chính tổng hợp).

Trong giai đoạn 2022 – 2027, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng người giàu được dự báo lớn nhất thế giới, rơi vào khoảng 156,5%, tức từ 104.665 người năm 2022 lên 268.511 người vào năm 2027. Trong khi đó, quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhóm siêu giàu cao nhất thế giới giai đoạn 2022 – 2027 là Hungary với 74,4%, tức từ 238 người vào năm 2022 lên 413 người vào năm 2027.

Top 5 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhóm người giàu và nhóm người s

Related Posts

Bridgerton Season 3 Trailer: Potential Toxic Romance Tropes to Watch Out For

A long-awaited Bridgerton season 3 trailer teased a fan-favorite romance, but painted the couple in a toxic light — which is a far cry from good news.The…

Bridgerton Season 3 Family Tree and Character Ages, Explained

With season 3 of Bridgerton coming out in May 2024, let’s take a look back at the massive Bridgerton family tree and all the characters’ ages.When a…

New Face, New Story: Bridgerton Trailer Reveals Daphne’s Successor for Season 3

Daphne’s reduced & different role in season 2 made the absence of a proper debutante felt, but Bridgerton season 3’s trailer revealed her replacement.The Bridgerton season 3 trailer revealed…

Who Plays Francesca in Netflix’s Bridgerton?

The role of the sixth Bridgerton sibling was recast for season three.Francesca Bridgerton is the first major character on Netflix’s hit Bridgerton to be recast: actress Hannah Dodd…

Why Isn’t Benedict the Lead of Bridgerton Season 3? Exploring the Character’s Role in the Series

The new Bridgerton showrunner explains why the Netflix series won’t follow Julia Quinn’s books in order.n May 2022, Netflix confirmed that Bridgerton season three will not be taking its story from the…

Head to these places to experience the magic of Bridgerton

Dearest Gentle Reader, what wonders await us in the upcoming season 3 of Netflix’s original series Bridgerton? With its intriguing storyline and aesthetic screen design, it has made…