Sáng 22/8, Phạm Tuấn – một người em thân thiết với Khá Bảnh đăng tải bài đăng có nội dung: ‘Mong Mẹ yên nghỉ vừa sáng hôm qua con về vẫn nói ‘Phạm Tuấn chứ ai’, ‘Vậy là anh Khá mất Bá rồi…. Bá ơi!!!’. Trước những lời chia buồn của cư dân mạng, Phạm Tuấn bình luận: ‘Phạm Tuấn chân thành gửi lời cám ơn mọi người đã chia sẻ nỗi buồn này cùng gia đình Khá Bảnh. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi’.
Bài đăng của Phạm Tuấn trên trang cá nhân
Trước đó ít ngày, Phạm Tuấn chia sẻ thông tin mẹ ruột Khá Bảnh mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh viện trả về. Tiktoker này cho biết thêm, gia đình đã báo tin về tình hình sức khỏe của mẹ cho Khá Bảnh.
Mẹ Khá Bảnh tên là Nguyễn Thị Khánh, sống tại Bắc Ninh. Ngày con trai lĩnh án 10 năm tù vì tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc, người mẹ chỉ biết đứng nhìn con qua song sắt ô cửa sổ ở tòa án. Trước khi rời tòa, Khá dặn mẹ chịu khó ăn uống giữ gìn sức khỏe, ‘chờ con cải tạo tốt trở về’.
Theo Trí thức trẻ, bà Khánh từng tâm sự, từ khi nhận tin con bị bắt đến nay, bà vô cùng lo lắng, nhiều đêm mất ngủ suy nghĩ. Ngày Khá bị bắt, bà Khánh thôi không xây nhà tiếp nữa, tập trung lo cho con trai tù tội.
Khi nghe tòa tuyên Khá hơn 10 năm tù, bà nghĩ lại vẫn nên tiếp tục xây cho xong cái nhà, để chờ con ra tù có chỗ mà ở. Con về còn phải lấy vợ.
Hình ảnh người mẹ khắc khổ xuất hiện trong phiên tòa xử Khá Bảnh năm 2019 – Ảnh: Trí thức trẻ
Trong một chia sẻ với Truyền hình Quốc hội từ trại giam hồi tháng 8/2022, Khá Bảnh cho biết đã mất bố, chỉ còn mẹ nên luôn nghĩ về mẹ và việc sẽ chăm sóc mẹ. ‘Tôi lúc nào cũng nghĩ về mẹ và nói với mọi người phải luôn thương yêu bố mẹ’, Khá Bảnh chia sẻ.
Theo chia sẻ của Phạm Tuấn, trước đây bố mất, vì đang thi hành án, Khá Bảnh không về chịu tang được.
Hình ảnh Khá Bảnh trong trại giam năm 2022 – tức sau hơn 2 năm thi hành án.
Với tội danh đánh bạc và tổ chức đánh bạc, Khá Bảnh bị tuyên án 10 năm tù. Đến thời điểm hiện tại, Khá đã thi hành án được hơn 3 năm. Dự kiến đến tháng 5/2030, Khá Bảnh mới được ra tù.
Xuất hiện trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong phóng sự “Muôn nẻo đường về”, Khá “Bảnh” cho người xem thấy được sự thay đổi lớn không chỉ ngoại hình mà còn cả về nhận thức.
Hơn 3 năm thụ án đã biến Khá “Bảnh” từ một kẻ ngổ ngáo, ngông cuồng, coi trời bằng vung trở thành con người khác – một con người đủ tỉnh táo để nhận ra tự do quý đến nhường nào.
“Thời gian trải qua hơn 3 năm thực sự rất dài. Trong thời gian cải tạo, tôi cũng nghĩ về gia đình, phấn đấu rất nhiều. Qua 3 năm, tôi thấy con người mình chín chắn hơn, hiểu biết hơn. Mọi việc tôi làm đều có tính toán từ trước, không còn ngông cuông, bồng bột như ngày xưa nữa”, Khá “Bảnh” chia sẻ.
Đây cũng là cơ hội giúp nam thanh niên có đôi lời tâm sự, gửi gắm đến người mẹ thiếu vắng bóng dáng người con mỗi khi Tết đến xuân về.
“Cuộc đời tôi thương nhất là mẹ. Năm nay, mẹ tôi hơn 60 tuổi và bà nội 90 tuổi. Điều quan trọng nhất lúc này là tôi phải làm ăn đàng hoàng để mẹ yên tâm, để được chăm sóc mẹ”, thanh niên này bày tỏ.
Sau những gì nói về mẹ, Khá “Bảnh” cũng không quên gửi lời xin lỗi tới người có công sinh thành, dưỡng dục phải chờ đợi mình trong suốt thời gian xa cách. Bản thân cũng hứa nhất định sẽ chăm lo cho mẹ và bà sau khi được ra tù.
“Mẹ à, con vẫn khoẻ. Mẹ ở nhà, con đi hơi dài. Thời gian qua con không ở nhà chăm sóc mẹ được, con chỉ biết cải tạo tốt, để Đảng và Nhà nước xem xét, khoan hồng giảm án. Sau này trở về, con sẽ phụng dường tất cả những gì thiếu sót, mẹ đừng buồn, hãy mạnh khoẻ”, Khá gửi tới mẹ.
Bà Khanh nhớ con vô cùng mỗi khi Tết đến
Chính vì những lời nói đặc biệt đó, lần xuất hiện này không chỉ riêng mình Khá “Bảnh” mà còn có những lời trăn trở từ người mẹ luôn đau đáu nỗi nhớ con.
Chứng kiến những tâm tư tình cảm từ con trai, bà Nguyễn Thị Khanh cho biết, trong những ngày Tết cảm thấy nhớ con vô cùng. Bây giờ bà chỉ hi vọng con trai được hưởng khoan hồng của pháp luật để sớm đoàn tụ với gia đình.
“Em (Khá Bảnh) đã mắc sai lầm thì phải chịu pháp luật rồi. Tôi chỉ mong pháp luật, nhà nước giảm án cho em để về chăm sóc mẹ và bà. Mấy năm nay không được ăn Tết cùng, tôi cũng không sung sướng gì”, bà Khanh bày tỏ.
Những tâm tư, tình cảm của con chỉ được nghe qua màn hình máy tính
TÀI TRỢ
MGID
Rich Media: Bùng nổ tương tác, nâng cao doanh số vượt trội
Bà mong sớm đến ngày hai mẹ con đoàn tụ
Đang đi tù, bố mẹ mất có được về chịu tang không?
Theo quy định tại Điều 40, khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự, phạm nhân có thể được ra khỏi cơ sở giam giữ nếu được trích xuất (đưa phạm nhân ra khỏi nơi giam giữ và bàn giao cho cơ quan, người có thẩm quyền) theo lệnh trích xuất, và phải thuộc trường hợp:
– Để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
– Để khám bệnh, chữa bệnh;
– Hoặc để quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định.
Có thể thấy, người thân mất không thuộc trường hợp được trích xuất phạm nhân. Và vì thế, khi đang chấp hành án phạt tù, không thể về nhà khi bố, mẹ mất.