Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới: Từng làm nail kiếm sống, nơi xứ người quyết không đổi tên cho ‘tây’

Câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.

Còn nhớ vào năm 2015, Giáo sư (GS) Nguyễn Thục Quyên khiến cộng đồng các nhà nghiên cứu Việt Nam không khỏi tự hào khi được vinh danh là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Hồi hương sau hàng chục năm định cư ở nước ngoài, GS Thục Quyên trở về nước cùng niềm trăn trở làm sao để định vị khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới. Những năm vừa qua, bà đã phần nào thực hiện hoá trăn trở này bằng hành trình kết nối các nhà khoa học hàng đầu thế giới với nhà khoa học Việt Nam.

giao su nguyen thuc quyen 1

Có một điều đặc biệt là dù làm khoa học – lĩnh vực nghe thôi đã thấy khô khan và to tát nhưng những chia sẻ của GS Nguyễn Thục Quyên lại không hề “cao siêu” như các công trình nghiên cứu của bà. Ngược lại, chúng luôn mang nét dung dị, đời thường khiến bất kỳ người trẻ nào cũng có thể “soi” thấy một phần bản thân trong đó, được đồng cảm và được truyền cảm hứng.

Các cô gái hãy nói với bố mẹ: “Bây giờ không phải là 50 năm trước”

GS Nguyễn Thục Quyên sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em tại thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk). Lên 5 tuổi, GS từng phải phụ gia đình làm đủ mọi việc, từ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước…

“Tôi là người Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Tôi hiểu rõ cuộc sống sẽ thế nào khi lớn lên từ những làng quê nghèo khổ, không đủ ăn, thậm chí không có đủ nước sạch để uống“, GS nhớ lại.

Nỗi lo “cơm áo gạo tiền” đã đeo bám cả tuổi thơ bà, cho đến tận khi GS theo gia đình sang Mỹ định cư. Gánh nặng tài chính khiến cuộc sống thuở ban đầu nơi xứ người của cả gia đình GS trôi qua không hề dễ dàng. Bà từng phải vừa đi học vừa làm đủ mọi nghề để kiếm sống, trong khi vốn tiếng Anh kém.

GS cho hay: “Ở Mỹ, tôi từng làm nhiều việc lắm, làm trong nhà hàng, cửa hiệu, cả làm móng nữa. Đồng ý là việc đi làm đó giúp mình có thêm thu nhập, có tiền ngay, nhưng số tiền không lớn, và tôi cũng không cho rằng đó là công việc cả đời mình.

giao su nguyen thuc quyen 1

Từ đầu tôi chưa nghĩ sẽ làm khoa học ngay đâu. Lớn lên ở trường làng, đâu biết những chuyện làm nghiên cứu, là tiến sĩ thì sẽ thế nào đâu. Nhưng rồi sự tò mò, muốn biết mọi thứ vận hành ra sao, đã khiến tôi tiếp tục học, tiếp tục trải nghiệm và sau đó mới tìm thấy thứ mình thích. Vì đã yêu thích khoa học rồi, nên tôi sẵn sàng vay tiền từ Chính phủ Mỹ để học”.

Hơn 3 thập kỷ cống hiến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, GS Thục Quyên đã sở hữu 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Đồng thời bà cũng là một trong số ít nhà khoa học nữ 4 năm liền được vinh danh trong danh sách hơn 4.000 nhà khoa học toàn cầu vào top 1% những nhà khoa học nhiều trích dẫn nhất thế giới (HCR).

Hẳn nhiên trên sự nghiệp nghiên cứu đầy thành công, GS Quyên cũng từng “nếm trải” không ít khó khăn. Trong đó, bà thấu hiểu và nhận thấy rõ những khó khăn của các nhà khoa học nữ. Làm khoa học đã khó, nhưng phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực này càng vất vả hơn bởi ngoài sự nghiệp, họ còn phải lo cho gia đình. Ngay bản thân GS, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đôi khi vẫn không nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp nam giới.

Trong quá khứ, GS từng nhận được lời khuyên từ bố mình, cho rằng: “Con gái, học chi dữ vậy, lo lấy chồng sinh con đi”. Trong khi mẹ bà thì ngược lại, bà luôn khuyến khích và thúc đẩy các con chăm lo học hành.

“Các bạn gái hãy tìm người đàn ông tôn trọng người phụ nữ của mình. Xã hội bắt đầu nhìn thấy sự tôn trọng nhiều hơn với nữ giới. Cái thay đổi đầu tiên là hãy bắt đầu chính mình. Các cô gái hãy nói với bố mẹ: ‘Bây giờ không phải là 50 năm trước. Mọi thứ thay đổi’. Chúng ta sẽ gặp được người đàn ông, người phụ nữ thông minh và tôn trọng mình”, bà nói.

giao su nguyen thuc quyen 1

GS Quyên cũng không quên gửi lời khuyên chân thành đến những nhà khoa học nữ: “Tôi lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ở Việt Nam, không điện, không nước, thiếu cả ăn. Năm 21 tuổi, tôi tới Mỹ với vốn tiếng Anh khiêm tốn.

Tôi khuyên các bạn đừng để trở lại ngăn cản bạn thực hiện giấc mơ. Hãy mơ lớn và nắm bắt cơ hội. Hãy có thái độ tích cực. Càng nhiều người cố đẩy bạn xuống thì bạn càng phải có động lực vương lên. Không có quy định nào nói bạn buộc phải thành công một mình nên hãy tham vấn cộng đồng và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết”.

Đến thời điểm hiện tại, GS Quyên đã sinh sống và làm việc tại Mỹ được hơn 30 năm. Bà vẫn giữ cái tên tiếng Việt trong các địa chỉ liên hệ mặc dù nhiều người đã khuyên giáo sư nên có thêm một cái tên nước ngoài để thuận tiện hơn trong công việc.

Nói về cái tên đặc biệt của mình, GS tự hào: “Khi qua Mỹ, nếu có một cái tên nước ngoài sẽ thuận tiện hơn nhưng tôi vẫn giữ nguyên cái tên Việt Nam. Bởi tôi là người Việt Nam, và cái tên của mình là do cha mẹ chọn nên tôi không muốn đổi”.

Làm khoa học cũng như đá bóng và cuộc sống, cần xã giao và các mối quan hệ

Với nhiều người, khoa học thực sự là lĩnh vực hết sức vĩ mô mà người thường khó lòng hiểu được. Thế nhưng theo GS Nguyễn Thục Quyên, khoa học thực chất cũng như cuộc sống. Cuộc sống cần gì thì làm khoa học cũng cần cái đó, đơn cử như việc xã giao và xây dựng các mối quan hệ.

giao su nguyen thuc quyen 1

Bản thân GS Quyên cũng từng ôm tự ti khi là phụ nữ làm khoa học, bà không dám lên tiếng, không dám phát ngôn. Nhưng theo thời gian, bà nhận ra nếu không dám bước bước chân đầu tiên thì chúng ta sẽ chẳng thể tiến xa được. Vậy là bà bắt đầu liên hệ, làm quen với các nhà khoa học khác. Ban đầu, bà thử liên hệ mọi người qua mail, sau đó là mạnh dạn tiếp cận thông qua các buổi họp mặt, gặp gỡ bà được mời đi.

Cứ thế, GS còn mở các buổi thuyết trình để nói về các công trình nghiên cứu của mình. Quy mô của những buổi thuyết trình, diễn thuyết này cũng tăng dần. Ban đầu bà chỉ dám đứng nói trước 3-5 người, dần dần con số lên đến 20-50 và giờ là hàng trăm, hàng nghìn người.

“Nhà khoa học trẻ của Việt Nam nên được tạo cơ hội để đi ra nước ngoài, dự các hội nghị quốc tế, để gặp gỡ và hợp tác quốc tế. Ban đầu sẽ khó để tìm đồng đội đấy, vì chẳng ai biết mình là ai, có khi viết thư họ cũng chẳng trả lời.

Tuy nhiên khi mình có mặt ở các hội nghị quốc tế, người khác thấy mình thuyết trình, mình làm việc tốt thì khi mình tìm họ nói chuyện, họ sẽ có thiện cảm với mình. Sau đó, mình đề xuất hợp tác thì họ sẽ đồng ý. Và nếu viết thư 2 lần nhưng không được phản hồi, thì ta viết 10 lần. Tôi tin là nếu hỏi 10 người thì thế nào cũng có 1-2 người sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình”, GS Quyên nhắn nhủ.

Bà cũng hài hước ví làm khoa học giống như chơi World Cup. Bà cho rằng trong bóng đá, để đạt ngôi vô địch World Cup, chúng ta cần sự phối ăn ý và khoa học của một tập thể, chứ không thể dựa vào tài năng của một cá nhân riêng biệt. Khoa học cũng như vậy. Nếu một người chỉ làm việc độc lập, kết quả cũng có thể có, song sẽ không thể bằng khi làm việc cùng một đội.

giao su nguyen thuc quyen 1

Ở một diễn biến khác, GS Quyên còn đưa ra lời khuyên về vấn đề phải làm sao để giữ chân nhân tài, để khuyến khích các nhà khoa học trẻ và tìm kiếm thêm những bạn trẻ có đam mê với nghiên cứu khoa học. Theo bà, điều quan trọng nhất là phải trả lương đủ sống cho các nhà khoa học.

Bà lý giải: “Bởi con người không chỉ cần sống cho bản thân mà còn phải lo cho gia đình. Nếu được trả lương tương xứng, họ mới có thể chú trọng làm việc và đầu tư nghiên cứu. Ở Mỹ và những nước châu Âu, điều quan trọng nhất là người lao động phải được trả lương đầy đủ.

Ở Việt Nam, tôi thấy rất ít nơi trả lương cho sinh viên học Tiến sĩ. Trong khi bên Mỹ, người học có thể được trả 32.000 USD – 34.000 USD/năm (khoảng 750 triệu đồng – 800 triệu đồng), có bảo hiểm sức khoẻ hoặc được trả tiền học vấn trong trường nữa… Với nhiều đãi ngộ đó, người ta có thể chú trọng đi nghiên cứu và học tập, chứ không phải lăn lộn trong nhiều ngành kiếm sống”.

Related Posts

Bridgerton Season 3 Trailer: Potential Toxic Romance Tropes to Watch Out For

A long-awaited Bridgerton season 3 trailer teased a fan-favorite romance, but painted the couple in a toxic light — which is a far cry from good news….

Bridgerton Season 3 Family Tree and Character Ages, Explained

With season 3 of Bridgerton coming out in May 2024, let’s take a look back at the massive Bridgerton family tree and all the characters’ ages. When…

New Face, New Story: Bridgerton Trailer Reveals Daphne’s Successor for Season 3

Daphne’s reduced & different role in season 2 made the absence of a proper debutante felt, but Bridgerton season 3’s trailer revealed her replacement. The Bridgerton season 3 trailer…

Who Plays Francesca in Netflix’s Bridgerton?

The role of the sixth Bridgerton sibling was recast for season three. Francesca Bridgerton is the first major character on Netflix’s hit Bridgerton to be recast: actress Hannah…

Why Isn’t Benedict the Lead of Bridgerton Season 3? Exploring the Character’s Role in the Series

The new Bridgerton showrunner explains why the Netflix series won’t follow Julia Quinn’s books in order. n May 2022, Netflix confirmed that Bridgerton season three will not be taking its story from…

Head to these places to experience the magic of Bridgerton

Dearest Gentle Reader, what wonders await us in the upcoming season 3 of Netflix’s original series Bridgerton? With its intriguing storyline and aesthetic screen design, it has made…