Ở Nghệ An, có 1 địa danh mệnh danh là “làng đại gia” khi nơi đây tràn ngập những dãy nhà cao tầng, biệt thự từ đầu đến cuối làng.
Ngôi làng này là xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An). Điều đáng nói vào những năm 80 ở thế kể trước, ngôi làng này vẫn lọt top những xã nghèo nhất huyện Yên Thành. Với khát khao làm giàu, nhiều người trẻ đã quyết định đi làm ăn xa và bén duyên với nghề buôn gỗ, làm mộc.
Những người dân làng Đô Thành đã ra Bắc thuê thợ thành lành nghề về làm công cho mình và tạo ra được những sản phẩm mẫu mã đẹp, nức tiếng gần xa và phủ sóng đi cả tỉnh khác. Tuy nhiên, chỉ đến đầu những năm 90, thị trường đồ gỗ đã trở nên bão hòa, đồng thời các xưởng mộc cũng mọc lên như nấm, nguồn hàng lại khan hiếm. Vì càng ngày càng ế và lợi nhuận sụt giảm nên nhiều người đã không còn theo nghề mộc.
Đáng nói, sau đó, người dân Đô Thành đã tìm ra cách làm giàu mới là xuất ngoại. Những người dân tại đây cho biết, ban đầu nhiều chỉ có ít người tìm được sang các nước châu Âu như Đức, Anh, Nga, Ba Lan… Những người sang trước sẽ làm ăn rồi đưa người quen sang sau rồi dần dần càng nhiều người sang xứ Tây lập nghiệp. Chính vì nguồn tiền gửi từ nước ngoài về mà nhiều người dân đã bắt đầu xây nhà cao, biệt thự, tậu ô tô.. Ngôi làng nghèo của huyện ngày nào bỗng trở nên sầm uất và thành ‘làng đại gia’.
Cán bộ xã Đô Thành từng chia sẻ với báo chí rằng tính đến thời điểm 2018, ngôi làng này có hơn 1.450 người đang làm việc ở trời Âu và hàng ngàn người khác đi làm ở Lào và các nước châu Á khác.
Được biết, để có tiền gửi về quê, những người con xa xứ phải làm mọi nghề như công nhân, buôn bán, spa,cửu vạn….
Tuy vậy, việc đi xuất khẩu lao động ngày nay không còn thuận lợi như trước khi việc xin visa đi các nước châu Âu cũng như cơ hội việc làm trở nên khó khăn hơn…
Người dân trong làng cho hay, xã Đô Thành có đến cả ngàn tỷ phú, nhiều người còn lập cả công ty, tạo điều kiện việc làm cho nhiều lao động: “Nhờ số tiền con em làm ăn xa gửi về mà Đô Thành ngày càng thay da đổi thịt. Toàn xã có hơn 4.000 hộ thì 3/4 trong số đó có nhà 2 tầng trở lên. Hàng trăm hộ có xe ô tô, biệt thự”.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ngôi làng chỉ còn lại đa số là người già và trẻ em khi người trẻ đều đã đi học nghề và xuất khẩu lao đồng. Chia sẻ với báo chí năm 2020, 1 người dân trong làng cho hay: “Thanh niên trong xã khi đã tốt nghiệp phổ thông nếu không thi đỗ đại học, sẽ đi học nghề rồi nối bước xuất khẩu lao động.
Vậy nên đi từ đầu đến cuối xã, chỉ gặp toàn người già, trẻ nhỏ, hiếm lắm mới thấy bóng dáng của thanh niên. Người trẻ tất bật với cuộc mưu sinh nơi xứ người, nên từ việc đồng áng, nhà cửa đến việc chăm sóc lũ trẻ đều trông vào các cụ từ 60-80 tuổi. Những đứa trẻ sống xa bố mẹ cũng đã quen, chúng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành rồi quanh quẩn bên ông bà”,