Công việc tưởng như chỉ làm cho vui lại trở thành “cần câu cơm” cho hàng chục hộ gia đình.
Người đàn ông đam mê đồ đồng
Ông Phương Hưng Khánh sinh ra trong một gia đình khó khăn nên không được học hành nhiều. Nhưng từ nhỏ, ông đã rất khéo léo. Nếu nồi, chảo, bàn, ghế và ghế dài trong nhà bị hư hại gì, ông Phương đều có thể tự tay sửa lại. Ông thậm chí còn thử nấu chảy nồi nhôm.
Sinh ra từ làng quê nhưng bản thân không thích làm nghề trồng lúa. Phương Hưng Khánh nảy sinh niềm yêu thích với đồ đồng. Năm 1963, ông tình cờ nhặt được một chiếc gương đồng. Với kiến thức vốn có, ông nhận thấy rằng chiếc gương cổ này có hoa văn tinh xảo nhưng thực chất chỉ là đồ giả.
Ông Phương cảm thấy tiếc nuối, nhưng đồng thời nảy ra suy nghĩ, người khác có thể bắt chước được, tại sao mình lại không thể? Sau đó, ông tham khảo nhiều sách cổ khác nhau, đồng thời tìm hiểu về lịch sử và kỹ thuật đúc đồng cổ thông qua sách báo, phim tài liệu…
Sau khi biết về phương pháp đúc đồ đồng, ông tìm thêm một vài người bạn. Họ cùng học cách đúc đồ đồng cổ trong một cái sân đổ nát.
Ba người xây một lò đúc đơn giản trong sân, tự tay đánh bóng và chạm khắc từng chi tiết nhỏ nhất. Sau rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng Phương Hưng Khánh đã tìm ra cách để làm cho chiếc gương đồng trông giống như thật.
Ông Phương đã từng mang chiếc gương giả đến Trung tâm thẩm định đồ cổ. Chiếc gương của ông tinh xảo đến mức các chuyên gia không phát hiện ra đó là đồ giả.
Dốc sức làm đồ thủ công nhưng không làm ra tiền, Phương Hưng Khánh nhiều lần được vợ khuyên can chọn công việc khác. Tuy nhiên, ông vẫn quyết tâm theo đuổi con đường này.
… Hũ vàng đầu tiên trong đời
Một lần, Phương Hưng Khánh đi đến phố đồ cổ, tìm một chỗ với mong muốn bán được chiếc gương. Không lâu sau, có người dừng lại chỗ ông ngồi. Họ là hai doanh nhân người Quảng Đông và đặc biệt có hứng thú với chiếc gương thủ công được bày bán.
Phương Hưng Khánh không đòi nhiều tiền dù gương đồng quá giống gương thật. Ông cũng nói với hai người trước mặt rằng đây là hàng nhái của ông, không phải hàng thật. Hai người đều ngạc nhiên nhưng vì rất thích nên cuối cùng họ ra giá 500 tệ.
Thấy họ trả giá cao, ông rất ngạc nhiên. Ở thời điểm đó, con số này cực kỳ lớn.
Sau khi làm ra “hũ vàng” đầu tiên bằng cách bắt chước, ông Phương nảy ra ý tưởng làm giàu bằng cách bán đồ thủ công bằng đồng. Năm 1965, Phương Khánh Hưng học kỹ thuật “mạ vàng” từ một nghệ nhân và áp dụng kỹ thuật này cho đồ đồng.
Sau khi ăn nên làm ra, ông trực tiếp hướng dẫn người dân trong làng để cùng kiếm bộn tiền nhờ đúc đồ đồng. Vào cuối những năm 1990, ông Phương mở rộng quy mô sản xuất đồ thủ công bằng đồng.
Từ những đồ vật nhỏ như đồng xu, gương đồng, ông bắt đầu phát triển thành những đồ đồng lớn như chuông đồng, kiềng đồng. Thậm chí ông còn tự tay đúc một chiếc chuông đồng nặng tới 860 kg.
Vào đầu những năm 1980, Phương Khánh Hưng bán một chiếc gương đồng với giá hàng nghìn nhân dân tệ. Nhờ đó, gia đình ông bắt đầu khá giả. Họ thậm chí còn xây một ngôi nhà sang trọng nhất làng lúc bấy giờ.
“Ăn nên làm ra” nhờ làm đồ nhái
Khi danh tiếng về đồ đồng cổ chất lượng cao của Phương Khánh Hưng lan rộng, một số người lợi dụng để bán đồ giả. Để ngăn chặn tình trạng này, ông đã tự nghĩ ra ký hiệu riêng để phân biệt sản phẩm của mình.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ , phương pháp “rỉ sét điện phân” đã tạo ra bước ngoặt tại các làng nghề ở Trung Quốc. Việc học giống như “chèo thuyền ngược dòng”, không tiến thì sẽ lùi. Hiểu được điều này, ông Phương đã dẫn theo một số người đi học kiến thức mới.
Phương Khánh Hưng chi hàng chục nghìn nhân dân tệ để học một “công thức bí mật”, và cải tiến dựa trên những gì có được. Nhờ đó, danh tiếng làng sản xuất đồ đồng của ông lấy lại được vị thế
Khi tên tuổi ông Phương Khánh Hưng được biết đến nhiều hơn thì cũng là lúc sự cố tìm đến. Một ngày nọ, ông được chính quyền triệu tập. Cảnh sát đã tịch thu một số lượng lớn đồ cổ bằng đồng từ nhà của ông. Thông tin đã gây náo động trong làng vào thời điểm đó.
Ông bị nghi ngờ tham gia vào một “vụ buôn lậu di tích văn hóa”. Tuy nhiên, sau khi xác nhận, ông hoàn toàn vô tội và được thả tự do. Nhờ Phương Khánh Hưng, ngôi làng của ông trở thành địa phương sản xuất đồ đồng cổ chất lượng cao đầu tiên ở Trung Quốc. Sản phẩm đồ đồng cổ của họ đã được ít nhất 20 viện bảo tàng sưu tập và trưng bày.
Theo ông Phương, việc chế tác đồ đồng là sự kế thừa nghề thủ công và tình yêu của ông đối với các di tích văn hóa Trung Quốc.
Vào năm 2020, ngôi làng ước tính đạt được doanh thu 160 triệu nhân dân tệ (khoảng 550 tỷ đồng). Họ chủ yếu sản xuất đồ đồng với 1.000 loại bản sao di tích văn hóa, hình dáng và đồ thủ công mỹ nghệ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Sản phẩm của họ không chỉ được bán trong nước mà còn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức và các quốc gia khác…