Gia chủ của căn biệt phủ rộng 15ha phải chi đến 2 tỷ đồng/tháng để thuê người chăm vườn và lau dọn thường xuyên những nội thất gỗ trong nhà.
Căn biệt phủ 5 gian toàn gỗ quý của đại gia Hà Tĩnh
Căn nhà của đại gia Hà Tĩnh rộng 1.000m2 nằm ở thị trấn Hương Khê. Từ bên ngoài nhìn vào, bạn sẽ nhận thấy căn nhà có thiết kế 1 tầng, chia gian như nhà gỗ thời các cụ và được lợp mái ngói đỏ.
Đi vào bên trọng, phần lớn nội thất trong nhà được gia chủ sử dụng là gỗ nguyên khối. Ngay trước hiên là chiếc sập gỗ đỏ và bộ bàn ghế gỗ lim được nghệ nhân tạo thành vạt ghế dựa trên lõm tự nhiên của cây cổ thụ.
Bước vào trong nhà, toàn bộ vách ngăn được sử dụng là gỗ hương Lào, gỗ căm xe Lào. Ngay chính giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ hương được chạm trổ cầu kỳ được sử dụng để tiếp khách. Các bức phù điêu trang trí cũng đều có chất liệu gỗ được trạm trổ hoa văn cầu kì.
Đó chưa phải là tất cả số gỗ trong căn biệt phủ này. Kho báu thực sự của gia chủ chính là gian nhà riêng lưu trữ những khối trầm hương được tạc những hình thù thú vị có giá lên đến 700 – 800 triệu đồng.
Điều thú vị là gia chủ không xếp đặt các khối trầm hương đắt đỏ của mình trong tủ kính mà sắp đặt khá ngẫu nhiên. Khối to, nhỏ, đậm, nhạt để đan xen nhau, chồng chất trong gian phòng “bí mật”. Gia chủ không tiết lộ giá trị thật của chúng, nhưng dân sành trầm chỉ cần nhẩm tính đã hiểu đây thực sự là căn phòng bạc tỷ.
Biệt phủ 15ha của đại gia Bình Dương mê đồ gỗ
Căn biệt phủ rộng 15ha này là của anh Nguyễn Tấn Sơn, chủ vườn lan rừng ở Dầu Tiếng, Bình Dương. Bên cạnh vườn ươm, căn biệt phủ của đại gia này được thiết kế 3 gian 2 chái kiểu miền tây xưa, chấm phá một số nét hiện đại.
Quả không ngoa khi reviewer Hoàng Đức – chủ kênh Nhà To – người mục sở thị căn biệt phủ này đánh giá chủ nhân của căn biệt phủ này đang sở hữu “bộ sưu tập gỗ khủng nhất Việt Nam”. Cánh cửa, cột nhà đều được làm từ gỗ xăm xe của Nam Phi. Trong khuôn viên 15ha, ngoài gần chục bộ bàn ghế bằng gỗ, gia chủ còn sưu tập nhiều bức tượng, phù điêu, nội thất gỗ.
Ở gian chính của căn nhà, gia chủ bày bộ bàn ghế gỗ có kích thước lớn. Mặt ghế rộng cỡ 2 người đàn ông to cao ngồi vẫn thoải mái. Bên cạnh khu vực gian chính còn tấm điêu khắc gỗ và đá cao khoảng 2,5m, tranh điêu khắc gỗ kim có chân xoay, bức tượng Phúc – Lộc – Thọ được làm bằng gỗ hương,
Ở nhà ngang, gia chủ còn bày lục bình bằng gỗ cao khoảng 4m, khối nu của của cây gỗ hương với phần chân được chạm trổ hình cóc ngậm vàng, sóc. Theo đó nu được ví như ngọc trai của thực vật, được hình thành trong quá trình phát triển tự nhiên, khi cây bị sét đánh, bị mối mọt, tự tiết ra chất để chữa lành cho vết thương của cây, tạo thành các nu gỗ sần sùi. Cây lâu năm tuổi, có đường kính lớn, sức sống mãnh liệt như nghiến, hương… thì mới tạo ra nu gỗ to và quý.
Với biệt phủ rộng đến 15ha, ông chủ vườn lan rất chú trọng trong đến việc phối cảnh tư với các thiết kế bể bơi, hòn non bộ, cây xanh.
Để đảm bảo hoạt động của vườn và căn nhà, đặc biệt là bộ sưu tập đồ gỗ được sạch sẽ, tươm tất, tại biệt phủ có hàng trăm nhân công chia làm nhiều đội. Đặc biệt, bộ sưu tập gỗ ngày nào cũng được lau chùi, bảo dưỡng nên dù chạm trổ hoa văn cầu kỳ, đồ gỗ cũng không bị bám bụi. Tính sơ sơ, mỗi tháng anh “nông dân” Bình Dương tốn 2 tỷ đồng để chi trả cho nhân viên chăm sóc vườn và nhà.
Biệt phủ được xây dựng từ 4000 cây dừa của đại gia Vĩnh Long
Tại xã cù lao An Bình, thuộc xã Hòa Ninh, H.Long Hồ, Vĩnh Long, “biệt phủ dừa” của ông Dương Văn Thưởng khiến nhiều vị khách ghé chơi phải trầm trồ, kinh ngạc vì sự tinh xảo, tỉ mỉ đến từng hoa văn, chi tiết.
Ngay từ lối vào, gia chủ đã đúc 3 khối tượng Phúc – Lộc Thọ làm từ gỗ rễ dừa. Nguyên gian phòng khách gồm các cột, kèo, vách cũng làm bằng dừa, mỗi cây cột là một cây dừa. Đường vân trên từng thớ gỗ sang trọng, bắt mắt không thua kém các loại gỗ quý.
Ngoài ra, khu vực phần tủ thờ, hoành phi, trường kỷ… cho tới các vật dụng khác như bàn ghế, đèn trang trí, tách trà, câu đối… cũng được gọt đẽo tỉ mỉ từ gáo dừa, râu dừa.
Theo Trí thức trẻ để xây dựng theo đúng mong muốn, gia đình đã mất 10 năm để lên kế hoạch và chuẩn bị. Ban đầu ông mua một mảnh đất cạnh con sông, trồng dừa theo hàng lối. Sau đó, ông mời những nghệ nhân có tiến ở Bến Tre về xây dựng công trình. Tổng thể ngôi nhà dùng tổng cộng 4.000 cây dừa, bao gồm cả khu vực nhà hàng. Nếu tính riêng khu vực nhà chính là 1.700 cây.
Theo đại gia miền Tây, vì gỗ dừa rất cứng, lại giòn, thớ dừa ngang nên nếu làm không tỉ mỉ sẽ rất khó giữ được lâu bền.
Những năm gần đây, gia đình ông Thưởng mở tham quan quần thể nhà dừa cho khách tới tham quan, lan tỏa hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè bốn phương, bạn bè quốc tế. Bước sang tuổi 82, vị đại gia miền Tây an vui tuổi già với không gian sống độc đáo, gần gũi với thiên nhiên. Ông Thưởng xem căn nhà dừa là niềm hạnh phúc, tâm nguyện lớn nhất của vợ chồng ông.