Cạch mặt với anh họ, bác dâu vì đất thừa kế: Đất của họ đã bán từ lâu, giờ tôi bán đem ra so sánh, đòi chia thêm

Khi được chia đất, họ đã bán hết để lấy tiền mua xe và xây nhà. Sau này đất tăng giá, họ quay ra dòm ngó đất tôi được chia.

“Nền tảng giáo dục gia đình hình thành cách ứng xử trước lợi ích của những người thân với nhau chứ không phải học thức hay bằng cấp”, có thể đúng với tác giả bài viết Tôi và chị gái nhường anh trai đất thừa kế nhưng không đúng với nhiều người.

Thực ra những người được giáo dục tốt, có thể làm chủ bản thân mới là người biết cách ứng xử trước lợi ích. Còn người ít học thường bị tình cảm, ghen tức nên tham lam.

Chuyện của gia đình tôi: Tôi và anh họ, bác ruột vừa cạch mặt nhau vì bác dâu. Nhà bà nội tôi có hai con trai, ba con gái. Phần lớn đất đai để lại cho bác trai tôi (do bác câm điếc). Bà chỉ để cho tôi một phần đất tương đương phần ngày xưa đã bán đất chia cho mấy anh chị em khác (cháu của bà), trong đó có chị gái con bác dâu tôi. Lúc đó họ đã bán đất lấy tiền mua xe, xây nhà.

 

Khi đất tăng giá, họ so sánh và phân bì nhưng bỏ qua giá trị tiền tệ, lạm phát… Họ luôn đóng vai nạn nhân. Họ bảo ngày xưa bán đất được có 5 triệu nhưng mua chiếc xe đạp hết 500 nghìn đồng, những người bán thời điểm sau này được 200 triệu đồng.

Nay nhìn những nhà khác được chia đất và có giá một, hai tỷ đồng, họ quay sang ghen tị, đòi chia lại mảnh đất của tôi. Họ chỉ biết so sánh những gì họ nhận được với số tiền, không so sánh giá trị của đồng tiền ở từng thời điểm.

Anh họ và bác ruột tôi đang nắm 35 m ngang trên tổng 42 m đất còn lại. Phần của tôi chỉ có 7m nhưng bác dâu nói xấu tôi tham lam, xúi anh họ gây sự, chửi rủa tôi.

Đây là tâm lý biến mình thành nạn nhân để ăn vạ kẻ khác, thúc ép kẻ khác làm điều mình muốn bằng dọa dẫm, bằng thứ gọi là “tình cảm, tình thân”. Cha mẹ biến bản thân mình thành con tin để lấy của đứa con khá giả; đứa con yếu đuối, đua đòi thường lấy bản thân mình, con cái mình ra làm con tin để bào của cải của cha mẹ, anh chị em…

Lỗi trong hệ thống giáo dục gia đình. Cho nên tôi nghĩ việc học, và bằng cấp tuy chưa đủ để làm người tốt, nhưng giúp người đó nhận định một tình huống như thế nào trước khi có quyết định trước lợi ích

Related Posts

Bridgerton Season 3 Trailer: Potential Toxic Romance Tropes to Watch Out For

A long-awaited Bridgerton season 3 trailer teased a fan-favorite romance, but painted the couple in a toxic light — which is a far cry from good news….

Bridgerton Season 3 Family Tree and Character Ages, Explained

With season 3 of Bridgerton coming out in May 2024, let’s take a look back at the massive Bridgerton family tree and all the characters’ ages. When…

New Face, New Story: Bridgerton Trailer Reveals Daphne’s Successor for Season 3

Daphne’s reduced & different role in season 2 made the absence of a proper debutante felt, but Bridgerton season 3’s trailer revealed her replacement. The Bridgerton season 3 trailer…

Who Plays Francesca in Netflix’s Bridgerton?

The role of the sixth Bridgerton sibling was recast for season three. Francesca Bridgerton is the first major character on Netflix’s hit Bridgerton to be recast: actress Hannah…

Why Isn’t Benedict the Lead of Bridgerton Season 3? Exploring the Character’s Role in the Series

The new Bridgerton showrunner explains why the Netflix series won’t follow Julia Quinn’s books in order. n May 2022, Netflix confirmed that Bridgerton season three will not be taking its story from…

Head to these places to experience the magic of Bridgerton

Dearest Gentle Reader, what wonders await us in the upcoming season 3 of Netflix’s original series Bridgerton? With its intriguing storyline and aesthetic screen design, it has made…