Bà cụ từ chối 10 tỷ đền bù cho ngôi nhà ngói cũ nát, xập xệ: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì lòng tham vô đáy

Vì không chịu di dời, ngôi nhà nhỏ chưa đến 50m2 dột nát này từ lâu đã bị cắt điện, nước, sân chứa đầy rác.

Hiện nay, ở Trung Quốc vẫn tồn tại rất nhiều căn nhà đinh nằm chắn ngang giữa đường hay một khu vực nào đó. Chủ nhân của những ngôi nhà này thường vì không hài lòng với khoản đền bù nên mới không chịu chuyển đi.

Hơn mười năm trước, ở Thiên Tân, Trung Quốc có một hộ nhà đinh như vậy. Dù được đền bù số tiền khủng so với giá trị thực tế của ngôi nhà, song gia chủ vẫn chưa hài lòng nên kiên quyết ở lại. Sự cố chấp này kéo theo một dự án được chính phủ Trung Quốc đầu tư hơn 2 tỷ NDT cũng bị trì hoãn.

Bà cụ từ chối tiền đền bù gần 10 tỷ đồng cho ngôi nhà ngói "xập xệ" rộng chưa đến 50m2: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì một chữ "tham"

Dự án cải tạo phố cổ với khoản bồi thường cao ngất ngưởng

Thiên Tân là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của đồng bằng Hoa Bắc. Sau thời kỳ cải cách, Thiên Tân bước vào giai đoạn đô thị hóa và phát triển nhanh chóng. Để góp phần thay đổi diện mạo thành phố ven biển này, chính quyền thành phố quyết định quy hoạch cải tạo các khu nhà cũ.

Bà cụ từ chối tiền đền bù gần 10 tỷ đồng cho ngôi nhà ngói "xập xệ" rộng chưa đến 50m2: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì một chữ "tham" - Ảnh 1.

Trong đó, Phố cổ Bắc Đường có lịch sử hơn 600 năm cũng thuộc kế hoạch này. Năm 2008, chính quyền Thiên Tân đã gia cố và bảo vệ một số lượng lớn các ngôi nhà cổ trong khu vực này nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Đối với các ngôi nhà không phải là nhà cổ, chúng sẽ bị phá bỏ và xây dựng lại. Vào thời điểm đó, việc phá dỡ và di dời có thể được coi là cơ hội làm giàu của những hộ dân nơi đây. Bởi cơ chế đền bù rất có lợi cho người dân.

Để tiến hành dự án phá dỡ một cách thuận lợi, chính quyền đã không ngần ngại tổ chức cho nhân viên xuống tận cơ sở để tiến hành khảo sát thực địa. Họ tìm hiểu sâu nhu cầu của quần chúng nhân dân để đưa ra phương án đền bù phá dỡ thỏa đáng. Chính phủ chi trả theo tiêu chuẩn bồi thường là 8.000 NDT/m2 và phân phối một lượng nhà ở tái định cư nhất định theo số dân của mỗi hộ gia đình. Mỗi hộ dân không chỉ có một căn nhà tái định cư để ở mà mức đền bù ngất trời khiến họ giàu lên trong phút chốc.

Căn nhà đinh không chịu di dời

Trong dự án này, ngôi nhà nhỏ rộng chưa đến 50m2 của bà Trương cũng thuộc diện phải di dời. Nghĩ đến việc sau khi phá dỡ sẽ được sống trong ngôi nhà mới khang trang, bà Trương cũng vui mừng khôn xiết. Khi các cán bộ phụ trách đưa ra số tiền bồi thường là 2 triệu NDT, bà cụ định ký vào giấy tờ thỏa thuận nhưng lại thay đổi ý định khi họ hàng tới cho lời khuyên.

Bà cụ từ chối tiền đền bù gần 10 tỷ đồng cho ngôi nhà ngói "xập xệ" rộng chưa đến 50m2: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì một chữ "tham" - Ảnh 2.

Theo kế hoạch cải tạo phố cổ, nhà của bà Trương nằm ở ngã tư của con đường chính trong tuyến phố. Với vị trí quan trọng như vậy, họ hàng của bà Trương cho rằng việc yêu cầu tăng số tiền đền bù phá dỡ là không quá đáng. Sau đó, họ quyết định yêu cầu tăng khoản đền bù lên 3 triệu NDT nhưng không được chấp thuận vì việc tự ý tăng tiền đền bù sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những hộ dân khác.

Việc thương lượng giữa hai bên kéo dài cũng khiến cho dự án cải tạo phố cổ Bắc Đường cũng bị trì hoãn suốt nhiều năm. Để đẩy nhanh tiến độ, nhà phát triển đã quyết định tạo ra một ngoại lệ, đồng ý tăng mức bồi thường cho ngôi nhà của bà Trương lên 3 triệu NDT. Tuy nhiên, khi biết được đối phương đã chấp nhận “xuống nước”, họ hàng của bà Trương lại khuyên bà cụ nên nhân cơ hội này tăng tiền đền bù lên 5 triệu NDT (tương đương 10 tỷ đồng).

Bà cụ từ chối tiền đền bù gần 10 tỷ đồng cho ngôi nhà ngói "xập xệ" rộng chưa đến 50m2: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì một chữ "tham" - Ảnh 3.

Không đồng tình với yêu cầu của gia chủ, phía chủ đầu tư không còn muốn thỏa hiệp, quyết định dựa theo tiêu chuẩn bồi thường ban đầu là 2 triệu NDT. Họ tiếp cận bộ phận quản lý địa phương để thương lượng với bà Trương. Cứ hai ngày lại có cán bộ đến ngôi nhà đinh này để thương lượng.

Tuy nhiên, điều này vô hình trung khiến bà Trương càng thêm tin tưởng rằng vị trí ngôi nhà của bà rất quan trọng trong dự án cải tạo phố cổ. Nhờ đó mà có thể thay đổi được quyết định của chủ đầu tư, muốn tăng tiền đền bù từ 5 triệu NDT lên 100 triệu NDT.

Kế hoạch thay đổi, gia chủ tham lam chịu cái kết đắng

Trước yêu cầu vô lý của gia chủ, chủ đầu tư lúc này cũng bỏ hẳn việc đàm phán. Sau khi thảo luận với các bộ phận liên quan, họ đã quyết định thay đổi bản vẽ thiết kế. Cuối cùng, con đường chính của phố cổ Bắc Đường được thiết kế lệch khoảng 5m so với kế hoạch ban đầu. Hoàn toàn không còn bị ảnh hưởng bởi ngôi nhà đinh.

Bà cụ từ chối tiền đền bù gần 10 tỷ đồng cho ngôi nhà ngói "xập xệ" rộng chưa đến 50m2: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì một chữ "tham" - Ảnh 4.

Khi dự án được triển khai, đội ngũ thi công làm việc ngày đêm để kịp tiến độ. Do đang trong quá trình xây dựng và cải tạo nên nhà của bà Trương bị cắt điện nước. Bên cạnh đó, vì ở gần công trường nên bà Trương phải chịu thêm cảnh bị khói bụi bao quanh và tiếng ồn từ máy móc xây dựng làm việc suốt ngày đêm.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy, bà Trương vẫn ảo tưởng cho rằng mình nắm chắc phần thắng. Chẳng bao lâu, các tòa nhà mọc xung quanh, những con đường cũng bắt đầu được trải nhựa. Bà Trương không còn thấy người đến thương lượng nên bắt đầu lo sợ. Bà đã chủ động đến bộ phận dự án của nhà phát triển để hỏi về khoản tiền đền bù và nhận được lời giải thích rằng kế hoạch ban đầu đã được điều chỉnh. Con đường chính của tuyến phố không còn đi qua vị trí gia đình bà Trương nên sẽ không có khoản đền bù nào cho bà.

Bà cụ từ chối tiền đền bù gần 10 tỷ đồng cho ngôi nhà ngói "xập xệ" rộng chưa đến 50m2: Sống trong cảnh không điện, nước chỉ vì một chữ "tham" - Ảnh 5.

Lúc này, bà Trương mới nhận quãng thời gian 10 năm yêu cầu tăng khoản tiền đền bù kia bỗng trở nên vô nghĩa. Cảm thấy hối hận, bà cụ nhiều lần tìm đến chủ đầu tư xin được phá bỏ theo tiêu chuẩn bồi thường ban đầu. Tuy nhiên, theo thời gian, dự án sắp hoàn thành, chủ đầu tư cũng không thể chấp thuận theo yêu cầu của bà cụ.

Cứ như vậy, ngôi nhà nhỏ của bà Trương vẫn nguyên trạng cho đến ngày nay, xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Trái ngược với cuộc sống ổn định của những người hàng xóm sớm di dời, bà Trương không có việc làm nên đành sống bằng nghề thu gom phế phẩm. Theo thời gian, khoảng sân nhỏ trong nhà chứa đầy phế liệu. Vì nằm xa khu dân cư nên điện nước vẫn chưa được khôi phục. Cuộc sống khó khăn hiện tại chính là bài học đắt giá mà bà cụ này nhận được cho sự tham lam của mình.

Related Posts

Bridgerton Season 3 Trailer: Potential Toxic Romance Tropes to Watch Out For

A long-awaited Bridgerton season 3 trailer teased a fan-favorite romance, but painted the couple in a toxic light — which is a far cry from good news.The…

Bridgerton Season 3 Family Tree and Character Ages, Explained

With season 3 of Bridgerton coming out in May 2024, let’s take a look back at the massive Bridgerton family tree and all the characters’ ages.When a…

New Face, New Story: Bridgerton Trailer Reveals Daphne’s Successor for Season 3

Daphne’s reduced & different role in season 2 made the absence of a proper debutante felt, but Bridgerton season 3’s trailer revealed her replacement.The Bridgerton season 3 trailer revealed…

Who Plays Francesca in Netflix’s Bridgerton?

The role of the sixth Bridgerton sibling was recast for season three.Francesca Bridgerton is the first major character on Netflix’s hit Bridgerton to be recast: actress Hannah Dodd…

Why Isn’t Benedict the Lead of Bridgerton Season 3? Exploring the Character’s Role in the Series

The new Bridgerton showrunner explains why the Netflix series won’t follow Julia Quinn’s books in order.n May 2022, Netflix confirmed that Bridgerton season three will not be taking its story from the…

Head to these places to experience the magic of Bridgerton

Dearest Gentle Reader, what wonders await us in the upcoming season 3 of Netflix’s original series Bridgerton? With its intriguing storyline and aesthetic screen design, it has made…