Câu chuyện nghe tưởng chuyện hài nhưng lại hoàn toàn có thật và cái kết khiến ai cũng hốt hoảng.
Ở Bắc Kinh, Trung Quốc từng xảy ra một vụ tranh chấp dân sự kéo dài hơn 20 năm. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001, gia đình ông Hà Thiên Hải ở Tứ Xuyên có một cậu con trai bị bệnh nặng. Để chạy chữa cho con, ông Hà kiệt quệ đến mức phải bán hết nhà cửa, đồ đạc ở quê nhà để có tiền đưa con đến Bắc Kinh khám bệnh.
Tại quận Triều Dương, gia đình này gặp ông Vu Bạc đang muốn bán ngôi nhà ở vùng nông thôn của mình để chuyển hộ khẩu lên thành phố. Vào thời điểm đó, giá đất ở Triều Dương khoảng 2.800 NDT/m2. Sau khi thương lượng, hai người đã tự viết tay hợp đồng mua bán và ký kết. Trong hợp đồng này, hai bên thỏa thuận rằng ông Hà sẽ bỏ ra 30.000 NDT (gần 100 triệu đồng) để mua lại ngôi nhà của ông Vu.
Tuy nhiên, theo“Luật Quản lý đất đai” Trung Quốc, nhà cửa ở nông thôn không thể mua bán mà chỉ có thể chuyển nhượng. Chuyển nhượng ở đây là quyền sử dụng chứ không phải quyền sở hữu, cá nhân nông dân không có quyền sở hữu ruộng đất nhưng có quyền sử dụng.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất phải đồng thời đáp ứng các điều kiện lần lượt là: Người chuyển nhượng sở hữu nhiều hơn hai ngôi nhà ở nông thôn (bao gồm cả nhà dân); chuyển nhượng giữa các thành viên của cùng một tổ chức kinh tế tập thể; bên nhận chuyển nhượng không có nhà ở, đất đai, đáp ứng điều kiện phân chia quyền sử dụng nhà ở; việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tổ chức tập thể; quyền sử dụng nhà đất không được chuyển nhượng riêng lẻ, đất đai được chuyển nhượng cùng với nhà ở.
Theo đó, chú Vu chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và căn nhà trên mảnh đất đó cho ông Hà. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này là bất hợp pháp vì ông Hà không phải là người cùng quê với ông Vu nên không đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng. Dẫu vậy, vì lúc đó hai bên đều có nhu cầu mua và bán nên việc này vẫn xảy ra.
Theo cách đó, ông Hà sống trong ngôi nhà này trong suốt nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, đến năm thứ 11, một biến cố lớn xảy ra khiến ông Vu xuất hiện và kiện ông Hà ra tòa.
Kiện ngược người mua vì nhà bỗng… tăng giá
Nhiều năm sau đó, khi giá nhà đất ở Bắc Kinh tăng chóng mặt, ông Vu bắt đầu cảm thấy tiếc khi đã bán đi căn nhà của mình. Tuy nhiên, đây không phải là điều quan trọng nhất. Theo đó, khi nghe phong thanh rằng đất đai ở quê sắp bị thu hồi và sẽ được bồi thường một khoản tiền lớn, chú Vu nảy lên ý định muốn lấy lại căn nhà đã bán.
Sau đó, ông nhanh chóng tìm gặp ông Hà trả lại 30.000 NDT và yêu cầu gia đình này phải dọn ra khỏi ngôi nhà của ông. Ông Hà nghe vậy đã rất tức giận, cho rằng ông Vu đã thất hứa vì trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ sau khi bán, căn nhà này sẽ thuộc về gia đình ông Hà mãi mãi. Không tìm được tiếng nói chung, ông Vu quyết định kiện ông Hà ra tòa.
Sau khi xét xử, tòa án cho rằng hợp đồng mua bán nhà của 2 bên không có hiệu lực pháp luật. Do đó, ông Vu vẫn là chủ hộ và có quyền sử dụng căn nhà. Tuy nhiên, khi lấy lại căn nhà, ông Vu cũng phải bồi thường thiệt hại cho ông Hà.
Vào thời điểm đó, giá nhà ở quận Triều Dương, Bắc Kinh đã tăng lên khoảng 28.000 NDT/m2. Tòa án đã ra phán quyết rằng ông Vu phải trả 800.000 NDY cho ông Hà. Dẫu vật, cả hai đều không hài lòng với phán quyết này. Sự việc dần chìm vào quên lãng cho đến năm 2018, việc tái thiết quận Triều Dương được triển khai, ngôi nhà này thực sự bị phá bỏ. Khoản đền bù nhận được là 4 căn nhà tái định cư (tổng cộng 371m2) và 3,2 triệu NDT. Thấy tổng số tiền đền bù lên tới hơn 11 triệu NDT (gấp 366 lần so với giá bán trước đây) được trao cho ông Hà nên ông Vu lại khởi kiện ông Hà ra tòa.
Cái kết công bằng cho cả hai bên
Ông Vu cho rằng mình là chủ sở hữu của căn nhà nên ông phải là người được nhận khoản tiền đó. Ông Hà lại cho rằng ông không chỉ bỏ tiền ra mua mà còn chi tiền để trang hoàng và sửa chữa căn nhà này trong suốt 20 năm nên cũng có quyền được thừa hưởng khoản tiền bồi thường.
Sau khi xem xét kỹ cả hai trường hợp, tòa cho rằng cả ông Vu và ông Hà đều có quyền được hưởng lợi từ ngôi nhà, nhưng phân chia thế nào lại tùy thuộc vào quy định của pháp luật.
Cuối cùng, giải pháp tốt nhất cho cả hai bên đó là chia theo nguyên tắc phân phối bình đẳng. Ông Hà được hưởng 70% khoản đền bù và ông Vu – chủ hộ được hưởng 30% khoản đền bù. Theo đó, gia đình ông Hà nhận được một ngôi nhà tái định cư rộng 259m2, trong khi Vu nhận được 3,2 triệu NDT tiền bồi thường.
Sau 4 giờ đồng hồ đàm phán tại tòa, cả hai bên đều chấp nhuận thuận theo quyết định của tòa án. Hai bên bắt tay nhau làm hòa, chính thức kết thúc vụ kiện kéo dài 20 năm.