Nông nổi mua nhà cũ trong ngõ, tôi mất trắng 100 triệu đồng đặt cọc chỉ vì vội xuống tiền khi chưa xem xét kĩ

Vì không kiểm tra kĩ căn nhà từ đầu nên tôi đã mất trắng 100 triệu đặt cọc.

Vợ chồng anh Thanh (32 tuổi) cùng làm việc ở Hà Nội đã hơn 10 năm. Khi có con nhỏ, anh chị mong muốn mua được một ngôi nhà của riêng mình. Tiền tích cóp được có hạn, gia đình anh Thanh xác định tìm mua lại một ngôi nhà cũ, trong ngõ, tiện đường đi làm của 2 vợ chồng. Sau một thời gian dài tìm kiếm, vợ chồng anh Thanh chốt một ngôi nhà đã xây dựng hơn 15 năm trong một ngõ nhỏ ở trung tâm quận Thanh Xuân.

Nông nổi mua nhà cũ trong ngõ, tôi mất trắng 100 triệu đồng đặt cọc vì quên kiểm tra 1 điều: 5 "điểm mù" phải nhớ để không tiền mất tật mang - Ảnh 1.

Căn nhà gồm 2 tầng và 1 tầng lửng, có 2 mặt thoáng, hiếm có ở vị trí trung tâm. Vì thế vợ chồng anh Thanh khá ưng ý. Hơn nữa, căn nhà chỉ cách chỗ làm việc của 2 vợ chồng hơn 1km, rất thuận tiện. Vì thế, vợ chồng anh nhanh chóng quyết định đặt cọc nhà 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong thời gian hoàn tất thủ tục mua bán, anh chị thường xuyên qua ngôi nhà tương lai thì bất ngờ phát hiện ra những dấu hiệu bất cập.

Ngôi nhà xây dựng đã lâu, trải qua mưa nắng nên một số chỗ trên tường nhà có dấu hiệu nứt nhẹ. Một số vị trí trên tường bị ngấm nước vào những ngày mưa lớn… Chủ nhà liên tục xoa dịu vợ chồng anh Thanh rằng đó là những vấn đề dễ xử lý. Tuy nhiên, anh Thanh vẫn nhờ một người bạn có chuyên môn về xây dựng tới kiểm tra. Người bạn này đánh giá chất lượng của căn nhà đã xuống cấp, tường yếu và dễ bị ngấm nước. Vấn đề này có thể được sửa chữa, tuy nhiên sẽ rất tốn kém.

Hơn nữa, thời gian sử dụng ngôi nhà này sẽ không đảm bảo lâu dài. Có thể trong tương lai gần vợ chồng anh phải sửa chữa toàn bộ, thậm chí phải xây nhà mới. Mà khi đó thì chi phí đội lên gấp nhiều lần số tiền mua nhà mới. Nghe bạn nói vậy, anh Thanh quyết định không mua ngôi nhà kia nữa, chấp nhận mất số tiền đã đặt cọc.

Một ngôi nhà có thể là một khoản đầu tư sinh lời, đổi đời… nhưng cũng có thể tiêu tốn rất nhiều tiền của. Vậy nên trước khi quyết định mua một bất động sản, những người mua tiềm năng nên xem xét cẩn thận xem liệu ngôi nhà đó có những biểu hiện bất thường nào không.

Tất nhiên, nhiều người mua nhà sẵn sàng chi tiền để cải tạo. Tuy nhiên, thông thường, chi phí sửa chữa những hư hỏng của một ngôi nhà có thể lớn hơn cả giá trị mua nhà ban đầu. Thậm chí tệ hơn là có những vấn đề không thể khắc phục được.

Loren Howard, nhà sáng lập Prime Plus Mortgages và Shri Ganeshram, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản Airbnb Awning, đã chỉ ra 5 dấu hiệu cho thấy một ngôi nhà có thể không xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra sau đây:

Các vấn đề về cấu trúc

Theo Howard, các vết nứt trên móng, tường, hoặc sàn nhà không bằng phẳng có thể cho thấy tài sản đó có những vấn đề cơ bản và khó giải quyết. Theo Ganeshram, các vấn đề cấu trúc khác có thể nhìn thấy là các vết nứt trên sàn nhà.

Ganeshram tin rằng những ngôi nhà có vấn đề về cấu trúc có thể không đáng để đầu tư.

photo-1683859592650

Ông nói: “Một ngôi nhà giống như một giấc mơ trở thành hiện thực, nhưng nếu nền móng đang sụp đổ bên dưới bạn, thì giấc mơ đó đang trở thành một cơn ác mộng”.

Một ngôi nhà chỉ vững chắc khi nền móng của nó vững chắc.

Các sự cố về điện

Theo Howard, khi kiểm tra nhà, yếu tố này phải nhờ đến bàn tay của các chuyên gia.

Howard chia sẻ: “Hệ thống điện cũ hoặc bị lỗi có thể là một mối nguy hiểm lớn. Không những gây nguy hiểm cho sự an toàn của người mua, mà việc sửa chữa các hệ thống điện bị trục trặc cũng có thể rất tốn kém”.

Ganeshram cũng đồng ý: “Nếu bạn đang xem xét một ngôi nhà và hệ thống điện trong đó như một mớ hỗn độn, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng bạn có thể gặp phải những bất ngờ không mong muốn”.

Cách nhiệt kém

Gió lùa, tường bên trong lạnh và phân bổ nhiệt độ không đồng đều trong nhà — ví dụ nhiệt lạnh ở một số phòng và nhiệt ấm ở những phòng khác — có thể là dấu hiệu của việc cách nhiệt kém.

Theo Howard, vấn đề này có thể kéo theo hóa đơn tiền điện gia tăng bất ngờ hàng tháng.

photo-1683859608410

Rò rỉ và hư hỏng do nước

Ganeshram nói: “Nếu bạn đang phải chạy theo khắc phục các vấn đề rò rỉ và hư hỏng do nước, thì rõ ràng là bạn đang không đầu tư vào một ngôi nhà, mà là đang ném tiền xuống hố”.

photo-1683859613415

Thông gió kém

Ganeshram nói: “Những ngôi nhà cũng giống như con người; chúng cần thở. Một ngôi nhà thông gió kém có thể dẫn tới sự sinh sản của nấm mốc”.

photo-1683859618417

Việc vá víu, bít lấp quá nhiều các khoảng hở trong nhà có thể là nguyên nhân gây nấm mốc hàng đầu.

Related Posts

Bridgerton Season 3 Trailer: Potential Toxic Romance Tropes to Watch Out For

A long-awaited Bridgerton season 3 trailer teased a fan-favorite romance, but painted the couple in a toxic light — which is a far cry from good news.The…

Bridgerton Season 3 Family Tree and Character Ages, Explained

With season 3 of Bridgerton coming out in May 2024, let’s take a look back at the massive Bridgerton family tree and all the characters’ ages.When a…

New Face, New Story: Bridgerton Trailer Reveals Daphne’s Successor for Season 3

Daphne’s reduced & different role in season 2 made the absence of a proper debutante felt, but Bridgerton season 3’s trailer revealed her replacement.The Bridgerton season 3 trailer revealed…

Who Plays Francesca in Netflix’s Bridgerton?

The role of the sixth Bridgerton sibling was recast for season three.Francesca Bridgerton is the first major character on Netflix’s hit Bridgerton to be recast: actress Hannah Dodd…

Why Isn’t Benedict the Lead of Bridgerton Season 3? Exploring the Character’s Role in the Series

The new Bridgerton showrunner explains why the Netflix series won’t follow Julia Quinn’s books in order.n May 2022, Netflix confirmed that Bridgerton season three will not be taking its story from the…

Head to these places to experience the magic of Bridgerton

Dearest Gentle Reader, what wonders await us in the upcoming season 3 of Netflix’s original series Bridgerton? With its intriguing storyline and aesthetic screen design, it has made…